Ngành Khoa học Hàng hải – Chinh phục khát vọng khám phá thế giới của tuổi trẻ

(Cập nhật ngày:09/08/2022)

>> Hứa Nguyễn Hoài Thương (cựu sinh viên Viện Hàng hải Trường Đại học GTVT TP.HCM) - Cô gái Việt Nam đầu tiên 'xông pha' vào buồng máy tàu viễn dương

>> Chứng nhận khả năng chuyên môn dành cho các thuyền viên nữ đầu tiên của Việt Nam đã được trao cho cựu sinh viên UTH

>> Con gái học điều khiển tàu biển, làm việc trên tàu viễn dương: Áp lực hay thú vị?

Việt Nam có hơn 3.000km bờ biển và khoảng 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, lại nằm trên hành lang vận tải đông - tây nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Nhu cầu nhân lực hàng hải Việt Nam hiện nay rất lớn.

Cựu sinh viên Nguyễn Lê Bảo Thư, 1 trong các nữ thuyền viên đầu tiên của Việt Nam nhận chứng nhận khả năng chuyên môn

Ngành Khoa học hàng hải là ngành học đặc thù liên quan đến hàng hải. Ở trình độ đại học, ngành đào tạo ra những sỹ quan hàng hải trong tương lai. Môi trường làm việc chủ yếu là trên các tàu biển cùng với những hành trình đi khắp thế giới; bao gồm các tàu vận tải hàng hóa, sản phẩm dầu, khí, hóa chất, hành khách du lịch; các tàu dịch vụ phục vụ công trình dầu khí, nghiên cứu biển, quốc phòng,… Nhân lực ngành Khoa học hàng hải còn làm việc tại các nhà máy đóng tàu, nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, quản lý kỹ thuật tại các Công ty vận tải biển, quản lý tàu biển; làm việc cho các tổ chức đăng kiểm, cảng vụ hàng hải, đảm bảo an toàn hàng hải, hoa tiêu; tham gia vào các lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, giám định, đại lý tàu, các đơn vị dịch vụ, cung ứng vật tư, thiết bị, sửa chữa tàu…

Cơ hội việc làm và thu nhập cao

Kể từ giữa năm 2021 đến nay, ngành hàng hải đang dần hồi phục. Nhu cầu thuyền viên của các chủ tàu tăng cao, nhưng tại nhiều công ty vẫn thiếu hụt nhân lực. Sinh viên ra trường đều được các công ty vận tải biển chào đón với mức lương tốt. Nhiều hãng tàu nước ngoài đã trả mức lương ngất ngưởng lên gấp 2 hoặc hơn 2 lần so với trước đây. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương 120 triệu đồng/tháng cho chức danh thuyền trưởng (CAPT) tàu 7.000DWT chạy tuyến Đông Nam Á, tăng hơn gấp đôi so với năm 2019.

Tương tự, cũng size tàu và tuyến hành trình như vậy, những vị trí mới ra trường như thủy thủ trực ca (AB) hiện nay được trả mức lương 30 triệu đồng/tháng mà vẫn “khát” nhân lực.

Ngành hàng hải không vất vả, nguy hiểm như nhiều người nghĩ

Hiện nay người ngoài ngành luôn nhận định hàng hải là nghề vất vả, đơn điệu, nguy hiểm… nhưng thực tế không phải như vậy. Số vụ tai nạn hàng hải chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với sự phát triển của công nghệ, người đi biển vẫn có thể liên lạc và theo dõi gia đình qua các trang mạng xã hội dễ dàng. Việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong lĩnh vực hàng hải đã giúp người đi biển làm việc nhẹ nhàng, không vất vả như xưa. 

Cựu sinh viên Hứa Nguyễn Hoài Thương làm việc trên tàu viễn dương

Những giờ thực tế thú vị của sinh viên Viện Hàng hải

Nếu bạn có một tình yêu bao la với biển cả, xác định nghề nghiệp sau này gắn liền với đại dương thì ngành Khoa học hàng hải Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

Ngành Khoa học hàng hải gồm các chuyên ngành:

+ Chuyên ngành Quản lý Hàng hải, mã xét tuyển 784010604 (hệ đại trà), 784010604H (hệ đào tạo chất lượng cao)

+ Chuyên ngành Điều khiển và quản lý tàu biển, mã xét tuyển 784010606 (hệ đại trà), 784010606H (hệ đào tạo chất lượng cao)

+ Chuyên ngành khai thác máy tàu thủy và quản lý kỹ thuật, mã xét tuyển 784010607 (hệ đại trà), 784010607H (hệ đào tạo chất lượng cao)

+ Chuyên ngành Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển, mã xét tuyển 784010608

Chuyên ngành quản lý cảng và logistics, mã xét tuyển 784010609 (hệ đại trà), 784010609H (hệ đào tạo chất lượng cao)

Chuyên ngành Luật và chính sách Hàng hải, mã xét tuyển 784010610 (hệ đại trà), 784010610H (hệ đào tạo chất lượng cao)

Chuyên ngành Cơ điện tử, mã xét tuyển 784010611 (hệ đại trà), 784010611H (hệ đào tạo chất lượng cao)

Quay lại

Các tin đã đưa